Go down
avatar
huyenchanhhoib
Posts : 12
Join date : 07/05/2018

GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU MÔN ÂM NHẠC Empty GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU MÔN ÂM NHẠC

Wed 09 May 2018, 8:21 am
I. THỰC TRẠNG
       Trong chương trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục âm nhạc được coi là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi học sinh. Môn Âm nhạc của tiểu học giúp các em có những hiểu biết và làm quen với nghệ thuật. Hình thành cho các em một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu, giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật của các em....
     Thông qua môn học, người dạy không chỉ phải cung cấp cho các em đầy đủ những kiến thức mà chương trình quy định, mà hơn thế nữa cần phải chú trong việc bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, giúp các em phát huy được sở trường của mình, từ đó đẩy mạnh được phong trào văn hóa văn nghệ, làm cho môi trường giáo dục của nhà trường thêm vui tươi, lành mạnh.
   Trong năm học vừa qua việc giảng dạy môn Âm nhạc luôn được quan tâm tạo điều kiện về phòng học , trang thiết bị phục vụ, CSVC cho việc giảng dạy, tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa...
     Tuy nhiên, học sinh Tiểu học thuộc khu vực miền núi, điều kiện phục vụ học tập còn nhiều thiếu thốn. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh về lĩnh vực giáo dục nghệ thuật chưa nhiều. Đặc biệt là không có các trung tâm, lớp đào tạo chuyên sâu nào cho các em có thể tham gia học tập nâng cao và phát triển năng khiếu của bản thân. Thời lượng dành cho môn học tương đối hạn chế, mỗi tuần chỉ có 1 tiết, các tiết luyện, ngoại khóa ít, không đủ thời gian để giáo viên bồi dưỡng thêm cho các em. Nhiều học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin để trình bày, biểu diễn.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Phát hiện và lập danh sách những học sinh có năng khiếu.
      - Theo từ điển tâm lí học “Năng khiếu là tập hợp những tư chất bẩm sinh, nét đặc trưng và tính chất đặc thù làm tiền đề bẩm sinh cho năng lực”.
     -  Theo quan điểm đó, tư chất là những tiểm năng phát triển được di truyền và bẩm sinh  của một con người. Năng khiếu là hệ thông tiền đề bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh – di truyền được phát triển trong đời sống cá thể tạo ra cho cá thể đó năng lực giải quyết với chất lượng cao những yêu cầu đặt ra . Năng khiếu là dấu hiệu đánh giá trẻ có tài năng. Năng khiếu không thể tạo ra mà chỉ được phát hiện, tìm thấy ở trẻ em.
     - Trước hết ,giáo viên âm nhạc cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để tìm hiểu sở thích, cá tính của các em học sinh.
       -  Hình thành các biểu tượng thông qua các bài hát đó là những câu chuyện nhằm giáo dục hành vi đạo đức qua nội dung lời ca và giai điệu của bài hát mà gây được cho học sinh những cảm xúc và thể hiện được tình cảm, sắc thái vào bài hát. Định hướng cho các em thấy được chiều sâu của tác phẩm: nghe giai điệu và cảm thấy thích, nói được vì sao mà thích, thấy nó hay thì hay ở chỗ nào? Cũng qua câu chuyện âm nhạc mà thấy được sức mạnh của âm nhạc, tầm quan trọng của âm nhạc trong đời sống hàng ngày.
     -  Hằng ngày giáo viên cần phải gần gũi khích lệ cho các em để các em mạnh dạn, tự tin hơn trong khi biểu diễn các bài hát, kể lại những câu chuyện âm nhạc đã học... Trong giờ học luôn tạo ra cho học sinh hứng thú để các em phấn khởi trong khi học tập.
      - Công tác bồi dưỡng trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy, giáo viên cần phát hiện được những cá nhân có năng khiếu để kịp thời bồi dưỡng để giúp các em phát huy theo khả năng. Qua hình thức kiểm ra thường xuyên để đánh giá khả năng của từng em, lập danh sách và kế hoạch bồi dưỡng.
  2. Khuyến khích các em tích cực sáng tạo trong các tiết học qua gợi ý của giáo viên.
    Khi học, giáo viên đưa ra yêu cầu học sinh tự chọn nhóm 4-5 học sinh và biểu diễn bài hát có động tác phụ họa. Giáo viên không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm  học sinh phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng...
    - Học sinh sẽ tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát.
    Ví dụ: Đối với bài hát Ước mơ (Nhạc Trung Quốc) ở chương trình lớp 5, bài này có âm vực cao, giọng vang sáng. Giáo viên có thể thay đổi âm vực cho bài hát (hạ tone) để phù hợp với nhóm học sinh có cữ giọng thấp. Đồng thời các em sẽ tạo một nhóm giọng cao, khỏe hơn để trình bày bài hát có hiệu quả.
    - Học sinh tự chọn cách trình bày: các em có thể trình bày bài một hoặc hai lần, có mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm mấy đoạn, tích chất như thế nào? (giáo viên có thể gợi ý trước). Ngoài ra, học sinh có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hòa giọng, đối đáp... làm thế nào để phù hợp nội dung cũng như cấu trúc bài hát. Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.
   - Học sinh tự chọn động tác phụ họa  cho bài hát: học sinh có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).
    - Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, giáo viên cần tạo điều kiện về thời gian cho học sinh chuẩn bị. Thông thường giáo viên thông báo trước một tuần để học sinh chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát ( không thể vừa luyện tập vừa thể hiện trong một tiết học).
  - Đối với phân môn tập đọc nhạc, ngoài những bài tập đọc nhạc các em học trong chương trình, khuyến khích các em tập đọc nhạc  theo các bài hát đã học và các bài ngắn đơn giản nhằm rèn luyện kĩ năng đọc tốt cao độ của nốt. 
  - Tổ chức cho học sinh thực hiện hát theo nhóm, qua đó giúp học sinh mở rộng sâu thêm kiến thức âm nhạc và nghệ thuật diễn tả nội tâm khi trình bày bài hát. Thông qua hoạt động này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận tự học tự nghiên cứu. Tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa học sinh và giáo viên ngày càng gắn bó.
   - Chú trọng hướng dẫn các em tác phong và dáng đứng khi hát như: mắt nhìn thẳng và mở rộng  tầm nhìn, tư thế thoải mái, nét mặt tươi tắn rạng ngời, cách nhả chữ khi hát sao cho tròn vành, rõ chữ.
   3. Luôn luôn động viên những em có năng khiếu, có khả năng biểu diễn, khuyến khích các em tham gia các chương trình của trường, của lớp.
      - Ngoài những giờ học nội khóa tôi thường tổ chức thêm các em hoạt động học tập ngoài chương trình để học sinh được tiếp cận sâu hơn với nghệ thuật âm nhạc, các em được rèn luyện thêm về phong cách biểu diễn như: tổ chức các hội thi văn nghệ giữa các khối lớp nhân các ngày lễ lớn; Tham gia biểu diễn trong các hội nghị, đại hội, các buổi lễ khai giảng, sơ kết, tổng kết... để các em học sinh có năng khiếu về môn âm nhạc không những được thể hiện trước đông người, biểu diễn tích lũy thêm kinh nghiệm, và xử lí tốt bài hát mà còn làm người hướng dẫn , tổ chức giúp đỡ các bạn học sinh khác trong lớp của mình mạnh dạn tự tin hơn.
   -  Tuyên truyền với phụ huynh bố trí thời gian cho con em xem các chương trình ca nhạc thiếu nhi trên các phương tiệ truyền thông như ti vi, mạng xã hội; tham gia các hoạt động ở thôn xóm, địa phương; xem các chương trình văn nghệ của các đoàn nghệ thuật trực tiếp biểu diễn... để các em mở rộng thêm kiến thức, rèn luyện, phát triển năng khiếu và khả năng diễn xuất của mình.
4. Dạy thêm các bài hát ngoài chương trình mang nhiều phong cách để các em phát huy năng khiếu của mình.
     - Giáo viên cần điều chỉnh và bố trí thời gian hợp lí để tiến hành dạy thêm cho các em những bài hát ngoài chương trình học, ví dụ bài hát về các chủ điểm trong năm học như về thầy cô, mái trường, anh bộ đội... Đặc biệt là dạy các bài hát dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh.
     - Thời gian để tiến hành có thể như: 15 phút đầu giờ, một số buổi chiều ...
     - Ngoài ra khuyến khích các em nghe, xem các bài hát, các clip ca nhạc thiếu nhi ở nhà, để các em hát và tập biểu diễn..
 Một số bài hát ngoài chương trình:
Em là mầm non của đảng - Nhạc và lời Mộng Lân
Nhạc rừng – Nhạc và lời Hoàng Việt
Trống cơm – Dân ca ĐB Bắc bộ
Bác Hồ Người cho em tất cả - Nhạc và lời Hoàng Long
Đi học- Nhạc Bùi Đình Thảo
Bụi Phấn – Nhạc và lời Vũ Hoàng
Một đời vì nghĩa cả - Dân ca Nghệ Tĩnh
Nhắn bạn – Dân ca Nghệ Tĩnh
Mái Trường mến yêu – nhạc và lời Lê Quốc Thắng
5. Một số biện pháp khác:
    - Tham gia phụ trách Sao nhi đồng: Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi là tổng phụ trách đội, sẽ lựa chọn ra một đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng. Đó phải là những Độ viên ưu tú, có năng khiếu về văn hóa văn nghệ. Công việc phụ trách Sao vừa giúp các em phát huy được khả năng lãnh đạo của mình, tính tự tin, thái độ năng động hoạt bát... mà còn là cơ hội để các em thể hiện được năng khiếu ca hát qua việc dạy, hát cho các em nhỏ nghe những bài hát mới.
    - Trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ những bạn yếu hơn trong lớp:  Với những em khá, giáo viên sắp xếp chỗ ngồi hợp lí, bố trí cho các em ngồi cạnh và giao nhiệm vụ kèm cặp những bạn yếu hơn ở trong lớp. Đây là cách khá hiệu quả trong việc giúp những học sinh không có năng khiếu cải thiện hơn thành tích học tập của mình. Đồng thời các em khá có cơ hội để thể hiện bản thân, hào hứng học tập và tự rèn luyện thêm được kiến thức cho mình. 
    - Thành lập câu lạc bộ : Phát hiện và tập hợp những học sinh có năng khiếu ca hát thành một nhóm và thành lập câu lạc bộ. Giáo viên âm nhạc chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tổ chức cho các em hoạt động. Nội dung chủ yếu là tập cho các em những bài hát mới, những bài hát truyền thống và luyện tập các tiết mục biểu diễn trong các hội nghị, đại hội, các buổi lễ khai giảng, sơ kết, tổng kết, sinh hoạt ngoại khóa...
III. KẾT LUẬN:
       Trong những năm học vừa qua , tôi đã áp dụng triệt để phương pháp mới trong giảng dạy môn âm nhạc, tôi thấy rằng, việc tạo cho học sinh một không khí vui tươi trong tiết học âm nhạc là điều vô cùng quan trọng. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn phương châm Học vui – Vui học. Để học sinh đến với tiết học một cách nhẹ nhàng và thoải mái, giáo viên phải luôn năng động và sáng tạo trong hình thức tổ chức tiết học. Với kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy của mình, tôi nhận thấy, trước đây học sinh ngại hát, ngại thể hiện, thâm chí có em không chịu hát thì nay các em đón nhận môn âm nhạc một các thích thú. Vì môn học này đem đến cho các em sự thoải mái về tinh thần và có hưng phấn để nhẹ nhàng tiếp nhận thông tin của những môn học khác. Cần phát huy năng khiếu âm nhạc của học sinh thông qua việc kích thích tiềm năng nghệ thuật tiềm ẩm trong mỗi em nhỏ, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các em phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu riêng của mình. 
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Người đăng : huyenchanhhoib Đăng lúc : Wed 09 May 2018, 8:21 am Chuyên Mục :  :: Tài nguyên :: Âm nhạc
I. THỰC TRẠNG
       Trong chương trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục âm nhạc được coi là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi học sinh. Môn Âm nhạc của tiểu học giúp các em có những hiểu biết và làm quen với nghệ thuật. Hình thành cho các em một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu, giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật của các em....
     Thông qua môn học, người dạy không chỉ phải cung cấp cho các em đầy đủ những kiến thức mà chương trình quy định, mà hơn thế nữa cần phải chú trong việc bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, giúp các em phát huy được sở trường của mình, từ đó đẩy mạnh được phong trào văn hóa văn nghệ, làm cho môi trường giáo dục của nhà trường thêm vui tươi, lành mạnh.
   Trong năm học vừa qua việc giảng dạy môn Âm nhạc luôn được quan tâm tạo điều kiện về phòng học , trang thiết bị phục vụ, CSVC cho việc giảng dạy, tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa...
     Tuy nhiên, học sinh Tiểu học thuộc khu vực miền núi, điều kiện phục vụ học tập còn nhiều thiếu thốn. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh về lĩnh vực giáo dục nghệ thuật chưa nhiều. Đặc biệt là không có các trung tâm, lớp đào tạo chuyên sâu nào cho các em có thể tham gia học tập nâng cao và phát triển năng khiếu của bản thân. Thời lượng dành cho môn học tương đối hạn chế, mỗi tuần chỉ có 1 tiết, các tiết luyện, ngoại khóa ít, không đủ thời gian để giáo viên bồi dưỡng thêm cho các em. Nhiều học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin để trình bày, biểu diễn.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Phát hiện và lập danh sách những học sinh có năng khiếu.
      - Theo từ điển tâm lí học “Năng khiếu là tập hợp những tư chất bẩm sinh, nét đặc trưng và tính chất đặc thù làm tiền đề bẩm sinh cho năng lực”.
     -  Theo quan điểm đó, tư chất là những tiểm năng phát triển được di truyền và bẩm sinh  của một con người. Năng khiếu là hệ thông tiền đề bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh – di truyền được phát triển trong đời sống cá thể tạo ra cho cá thể đó năng lực giải quyết với chất lượng cao những yêu cầu đặt ra . Năng khiếu là dấu hiệu đánh giá trẻ có tài năng. Năng khiếu không thể tạo ra mà chỉ được phát hiện, tìm thấy ở trẻ em.
     - Trước hết ,giáo viên âm nhạc cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để tìm hiểu sở thích, cá tính của các em học sinh.
       -  Hình thành các biểu tượng thông qua các bài hát đó là những câu chuyện nhằm giáo dục hành vi đạo đức qua nội dung lời ca và giai điệu của bài hát mà gây được cho học sinh những cảm xúc và thể hiện được tình cảm, sắc thái vào bài hát. Định hướng cho các em thấy được chiều sâu của tác phẩm: nghe giai điệu và cảm thấy thích, nói được vì sao mà thích, thấy nó hay thì hay ở chỗ nào? Cũng qua câu chuyện âm nhạc mà thấy được sức mạnh của âm nhạc, tầm quan trọng của âm nhạc trong đời sống hàng ngày.
     -  Hằng ngày giáo viên cần phải gần gũi khích lệ cho các em để các em mạnh dạn, tự tin hơn trong khi biểu diễn các bài hát, kể lại những câu chuyện âm nhạc đã học... Trong giờ học luôn tạo ra cho học sinh hứng thú để các em phấn khởi trong khi học tập.
      - Công tác bồi dưỡng trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy, giáo viên cần phát hiện được những cá nhân có năng khiếu để kịp thời bồi dưỡng để giúp các em phát huy theo khả năng. Qua hình thức kiểm ra thường xuyên để đánh giá khả năng của từng em, lập danh sách và kế hoạch bồi dưỡng.
  2. Khuyến khích các em tích cực sáng tạo trong các tiết học qua gợi ý của giáo viên.
    Khi học, giáo viên đưa ra yêu cầu học sinh tự chọn nhóm 4-5 học sinh và biểu diễn bài hát có động tác phụ họa. Giáo viên không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm  học sinh phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng...
    - Học sinh sẽ tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát.
    Ví dụ: Đối với bài hát Ước mơ (Nhạc Trung Quốc) ở chương trình lớp 5, bài này có âm vực cao, giọng vang sáng. Giáo viên có thể thay đổi âm vực cho bài hát (hạ tone) để phù hợp với nhóm học sinh có cữ giọng thấp. Đồng thời các em sẽ tạo một nhóm giọng cao, khỏe hơn để trình bày bài hát có hiệu quả.
    - Học sinh tự chọn cách trình bày: các em có thể trình bày bài một hoặc hai lần, có mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm mấy đoạn, tích chất như thế nào? (giáo viên có thể gợi ý trước). Ngoài ra, học sinh có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hòa giọng, đối đáp... làm thế nào để phù hợp nội dung cũng như cấu trúc bài hát. Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.
   - Học sinh tự chọn động tác phụ họa  cho bài hát: học sinh có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).
    - Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, giáo viên cần tạo điều kiện về thời gian cho học sinh chuẩn bị. Thông thường giáo viên thông báo trước một tuần để học sinh chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát ( không thể vừa luyện tập vừa thể hiện trong một tiết học).
  - Đối với phân môn tập đọc nhạc, ngoài những bài tập đọc nhạc các em học trong chương trình, khuyến khích các em tập đọc nhạc  theo các bài hát đã học và các bài ngắn đơn giản nhằm rèn luyện kĩ năng đọc tốt cao độ của nốt. 
  - Tổ chức cho học sinh thực hiện hát theo nhóm, qua đó giúp học sinh mở rộng sâu thêm kiến thức âm nhạc và nghệ thuật diễn tả nội tâm khi trình bày bài hát. Thông qua hoạt động này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận tự học tự nghiên cứu. Tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa học sinh và giáo viên ngày càng gắn bó.
   - Chú trọng hướng dẫn các em tác phong và dáng đứng khi hát như: mắt nhìn thẳng và mở rộng  tầm nhìn, tư thế thoải mái, nét mặt tươi tắn rạng ngời, cách nhả chữ khi hát sao cho tròn vành, rõ chữ.
   3. Luôn luôn động viên những em có năng khiếu, có khả năng biểu diễn, khuyến khích các em tham gia các chương trình của trường, của lớp.
      - Ngoài những giờ học nội khóa tôi thường tổ chức thêm các em hoạt động học tập ngoài chương trình để học sinh được tiếp cận sâu hơn với nghệ thuật âm nhạc, các em được rèn luyện thêm về phong cách biểu diễn như: tổ chức các hội thi văn nghệ giữa các khối lớp nhân các ngày lễ lớn; Tham gia biểu diễn trong các hội nghị, đại hội, các buổi lễ khai giảng, sơ kết, tổng kết... để các em học sinh có năng khiếu về môn âm nhạc không những được thể hiện trước đông người, biểu diễn tích lũy thêm kinh nghiệm, và xử lí tốt bài hát mà còn làm người hướng dẫn , tổ chức giúp đỡ các bạn học sinh khác trong lớp của mình mạnh dạn tự tin hơn.
   -  Tuyên truyền với phụ huynh bố trí thời gian cho con em xem các chương trình ca nhạc thiếu nhi trên các phương tiệ truyền thông như ti vi, mạng xã hội; tham gia các hoạt động ở thôn xóm, địa phương; xem các chương trình văn nghệ của các đoàn nghệ thuật trực tiếp biểu diễn... để các em mở rộng thêm kiến thức, rèn luyện, phát triển năng khiếu và khả năng diễn xuất của mình.
4. Dạy thêm các bài hát ngoài chương trình mang nhiều phong cách để các em phát huy năng khiếu của mình.
     - Giáo viên cần điều chỉnh và bố trí thời gian hợp lí để tiến hành dạy thêm cho các em những bài hát ngoài chương trình học, ví dụ bài hát về các chủ điểm trong năm học như về thầy cô, mái trường, anh bộ đội... Đặc biệt là dạy các bài hát dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh.
     - Thời gian để tiến hành có thể như: 15 phút đầu giờ, một số buổi chiều ...
     - Ngoài ra khuyến khích các em nghe, xem các bài hát, các clip ca nhạc thiếu nhi ở nhà, để các em hát và tập biểu diễn..
 Một số bài hát ngoài chương trình:
Em là mầm non của đảng - Nhạc và lời Mộng Lân
Nhạc rừng – Nhạc và lời Hoàng Việt
Trống cơm – Dân ca ĐB Bắc bộ
Bác Hồ Người cho em tất cả - Nhạc và lời Hoàng Long
Đi học- Nhạc Bùi Đình Thảo
Bụi Phấn – Nhạc và lời Vũ Hoàng
Một đời vì nghĩa cả - Dân ca Nghệ Tĩnh
Nhắn bạn – Dân ca Nghệ Tĩnh
Mái Trường mến yêu – nhạc và lời Lê Quốc Thắng
5. Một số biện pháp khác:
    - Tham gia phụ trách Sao nhi đồng: Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi là tổng phụ trách đội, sẽ lựa chọn ra một đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng. Đó phải là những Độ viên ưu tú, có năng khiếu về văn hóa văn nghệ. Công việc phụ trách Sao vừa giúp các em phát huy được khả năng lãnh đạo của mình, tính tự tin, thái độ năng động hoạt bát... mà còn là cơ hội để các em thể hiện được năng khiếu ca hát qua việc dạy, hát cho các em nhỏ nghe những bài hát mới.
    - Trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ những bạn yếu hơn trong lớp:  Với những em khá, giáo viên sắp xếp chỗ ngồi hợp lí, bố trí cho các em ngồi cạnh và giao nhiệm vụ kèm cặp những bạn yếu hơn ở trong lớp. Đây là cách khá hiệu quả trong việc giúp những học sinh không có năng khiếu cải thiện hơn thành tích học tập của mình. Đồng thời các em khá có cơ hội để thể hiện bản thân, hào hứng học tập và tự rèn luyện thêm được kiến thức cho mình. 
    - Thành lập câu lạc bộ : Phát hiện và tập hợp những học sinh có năng khiếu ca hát thành một nhóm và thành lập câu lạc bộ. Giáo viên âm nhạc chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tổ chức cho các em hoạt động. Nội dung chủ yếu là tập cho các em những bài hát mới, những bài hát truyền thống và luyện tập các tiết mục biểu diễn trong các hội nghị, đại hội, các buổi lễ khai giảng, sơ kết, tổng kết, sinh hoạt ngoại khóa...
III. KẾT LUẬN:
       Trong những năm học vừa qua , tôi đã áp dụng triệt để phương pháp mới trong giảng dạy môn âm nhạc, tôi thấy rằng, việc tạo cho học sinh một không khí vui tươi trong tiết học âm nhạc là điều vô cùng quan trọng. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn phương châm Học vui – Vui học. Để học sinh đến với tiết học một cách nhẹ nhàng và thoải mái, giáo viên phải luôn năng động và sáng tạo trong hình thức tổ chức tiết học. Với kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy của mình, tôi nhận thấy, trước đây học sinh ngại hát, ngại thể hiện, thâm chí có em không chịu hát thì nay các em đón nhận môn âm nhạc một các thích thú. Vì môn học này đem đến cho các em sự thoải mái về tinh thần và có hưng phấn để nhẹ nhàng tiếp nhận thông tin của những môn học khác. Cần phát huy năng khiếu âm nhạc của học sinh thông qua việc kích thích tiềm năng nghệ thuật tiềm ẩm trong mỗi em nhỏ, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các em phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu riêng của mình. 
Bài Cùng Chuyên Mục
Bình Luận
[