Go down
avatar
Admin
Admin
Posts : 35
Join date : 08/03/2018
https://mangthit.forumvi.com

MỘT VÀI BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT Empty MỘT VÀI BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT

Tue 08 May 2018, 4:46 pm
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT
Chữ viết đẹp của học sinh Tiểu học là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo dục Đào tạo quan tâm lo lắng. Người xưa đã nói : “Nét chữ nết người” là hàm ý nét chữ thể hiện tính cách con người; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Vì vậy phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp" vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới việc viết đẹp, nó góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Mặt khác chữ viết là một trong những công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống… Bởi vậy, việc dạy viết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người”. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn khi đọc bài, xem vở của mình". Chính vì vậy:
*Đối với giáo viên:
- Chữ viết của GV phải đúng mẫu chữ  hiện hành. Trong quá trình rèn chữ viết đòi hỏi GV phải có tính tỉ mỉ và kiên trì. Tích cực rèn chữ viết cho HS trong các tiết Tập viết, chính tả, luyện viết buổi chiều. Với đối t­ượng HS chữ xấu, hay sai lỗi , khi chấm Gv cần sửa sai dứt điểm từng lỗi cho HS
- Nắm tên gọi các nét cơ bản trong khi hướng dẫn học sinh: nét thẳng (thẳng đứng, thẳng ngang, thẳng xiên); nét cong ...; nét móc... ; nét khuyết... và nét hất. Cách thực hiện là luyện viết từ dễ đến khó theo từng nhóm chữ. Người giáo viên phải nắm chắc các nhóm chữ viết để rèn luyện dứt điểm, đúng trọng tâm. Luyện viết phải gắn với sửa sai cụ thể, triệt để, luyện đến đâu thì sửa sai đến đó. ( phải sửa từng nét chữ, từng con chữ, từng dấu thanh, dấu phụ như khi dạy cho các em... nhất thiết không được bỏ qua trường hợp nào), giáo viên luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp
- Bên cạnh việc chấm bắt lỗi quy trình, nối nét, cách đánh dấu thanh, dấu phụ giáo viên cần chú ý kết hợp chữa lỗi và đồng thời ghi lời nhận xét ngắn gọn, cụ thể để học sinh thực hiện
- GVCN cần tuyển chọn, lập đội tuyển trong lớp, có kế hoạch bồi dưỡng HS viết chữ đẹp của lớp mình một cách khoa học , có tính khả thi
- Đồ dùng học tập của học sinh: Từ loại bút mực ,đến cách chọn vở để luyện cũng được GV  lưu  tâm đến
-  GV thường xuyên nhắc nhỡ HS về tư thế ngồi và cách cầm bút cho đúng
- Tăng cường kiểm tra , nhắc nhỡ HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Coi công tác VSCĐ là tiêu chí đánh giá thi đua
- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, tiến bộ trong việc “Rèn chữ ”.
-Phát động phong trào thi đua "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp" qua từng móc thời gian như: 20/10; 20/11, 22/12, 8/3, 19/5, qua hội thi viết chữ đẹp cấp trường.
*Đối với HS:
- Phải có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp,và tính cẩn thận
- Có đầy đủ các đồ dùng học tập đã được quy đinh như: bảng con, phấn, xốp lau, vở Tập viết, bút chì, bút mực ( Bút máy không dùng bút bi), …. - Thực hiện đúng các quy định khi học bài cũng như khi luyên viết chữ.
- Có tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở khi viết đúng quy định.
-Thống nhất sử dụng bút máy và một loại mực.
* Về điều kiện cơ sở vật chất và biện pháp bổ trợ khác:
- Ánh sáng phòng học, bảng lớp phải đảm bảo Bàn ghế đúng quy cách, vừa tầm với học sinh.
- Thành lập Câu lạc bộ viết chữ đẹp theo từng khối lớp, hàng tuần ra đề, chấm và tuyên dương trong tiết chào cờ đầu mỗi tuần.
- Trưng bày ở lớp những bài viết đẹp của học sinh.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Người đăng : Admin Đăng lúc : Tue 08 May 2018, 4:46 pm Chuyên Mục :  :: Tài nguyên :: Những Vấn Đề Chung
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT
Chữ viết đẹp của học sinh Tiểu học là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo dục Đào tạo quan tâm lo lắng. Người xưa đã nói : “Nét chữ nết người” là hàm ý nét chữ thể hiện tính cách con người; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Vì vậy phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp" vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới việc viết đẹp, nó góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Mặt khác chữ viết là một trong những công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống… Bởi vậy, việc dạy viết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người”. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn khi đọc bài, xem vở của mình". Chính vì vậy:
*Đối với giáo viên:
- Chữ viết của GV phải đúng mẫu chữ  hiện hành. Trong quá trình rèn chữ viết đòi hỏi GV phải có tính tỉ mỉ và kiên trì. Tích cực rèn chữ viết cho HS trong các tiết Tập viết, chính tả, luyện viết buổi chiều. Với đối t­ượng HS chữ xấu, hay sai lỗi , khi chấm Gv cần sửa sai dứt điểm từng lỗi cho HS
- Nắm tên gọi các nét cơ bản trong khi hướng dẫn học sinh: nét thẳng (thẳng đứng, thẳng ngang, thẳng xiên); nét cong ...; nét móc... ; nét khuyết... và nét hất. Cách thực hiện là luyện viết từ dễ đến khó theo từng nhóm chữ. Người giáo viên phải nắm chắc các nhóm chữ viết để rèn luyện dứt điểm, đúng trọng tâm. Luyện viết phải gắn với sửa sai cụ thể, triệt để, luyện đến đâu thì sửa sai đến đó. ( phải sửa từng nét chữ, từng con chữ, từng dấu thanh, dấu phụ như khi dạy cho các em... nhất thiết không được bỏ qua trường hợp nào), giáo viên luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp
- Bên cạnh việc chấm bắt lỗi quy trình, nối nét, cách đánh dấu thanh, dấu phụ giáo viên cần chú ý kết hợp chữa lỗi và đồng thời ghi lời nhận xét ngắn gọn, cụ thể để học sinh thực hiện
- GVCN cần tuyển chọn, lập đội tuyển trong lớp, có kế hoạch bồi dưỡng HS viết chữ đẹp của lớp mình một cách khoa học , có tính khả thi
- Đồ dùng học tập của học sinh: Từ loại bút mực ,đến cách chọn vở để luyện cũng được GV  lưu  tâm đến
-  GV thường xuyên nhắc nhỡ HS về tư thế ngồi và cách cầm bút cho đúng
- Tăng cường kiểm tra , nhắc nhỡ HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Coi công tác VSCĐ là tiêu chí đánh giá thi đua
- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, tiến bộ trong việc “Rèn chữ ”.
-Phát động phong trào thi đua "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp" qua từng móc thời gian như: 20/10; 20/11, 22/12, 8/3, 19/5, qua hội thi viết chữ đẹp cấp trường.
*Đối với HS:
- Phải có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp,và tính cẩn thận
- Có đầy đủ các đồ dùng học tập đã được quy đinh như: bảng con, phấn, xốp lau, vở Tập viết, bút chì, bút mực ( Bút máy không dùng bút bi), …. - Thực hiện đúng các quy định khi học bài cũng như khi luyên viết chữ.
- Có tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở khi viết đúng quy định.
-Thống nhất sử dụng bút máy và một loại mực.
* Về điều kiện cơ sở vật chất và biện pháp bổ trợ khác:
- Ánh sáng phòng học, bảng lớp phải đảm bảo Bàn ghế đúng quy cách, vừa tầm với học sinh.
- Thành lập Câu lạc bộ viết chữ đẹp theo từng khối lớp, hàng tuần ra đề, chấm và tuyên dương trong tiết chào cờ đầu mỗi tuần.
- Trưng bày ở lớp những bài viết đẹp của học sinh.
Bài Cùng Chuyên Mục
Bình Luận
[