Go down
avatar
Admin
Admin
Posts : 35
Join date : 08/03/2018
https://mangthit.forumvi.com

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3,4,5 RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG Empty MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3,4,5 RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG

Tue 08 May 2018, 10:27 am
I.Thực trạng hiện nay:

Trong thực tế hiện nay kĩ năng sống của các em học sinh ở trường Tiểu học chưa thật tốt và nhiều hạn chế.Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến, có nhiều nguyên do ở cả giáo viên và học sinh. Ở bậc Tiểu học các môn học văn hóa nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Vì vậy, việc rèn kĩ năng sống ở bậc Tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.

II. Một số khó khăn khi thực hiện rèn luyện kĩ năng sống:

Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý –xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.

Từ những kiến thức cơ bản trong các môn học các em chưa vận dụng được vào thực tiễn một cách linh hoạt về các kĩ năng sống: về đạo đức, môi trường, tiết kiệm , An toàn giao thông cũng như cách ứng xử trong cuộc sống,…Ngoài ra, nhận thức về kĩ năng sống của các em đang còn máy móc cộng với sự nhắc nhở chưa thật đồng bộ giữa GVBM, GVCN và người lớn.

III. Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh:

3.1. Biện pháp nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kĩ năng sống: chương trình học chính khoá thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kĩ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kĩ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất.

3.2. Biện pháp xác định những kĩ năng sống cơ bản : vào thời gian đầu của năm học chính là những kĩ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp,... Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ.

3.3. Biện pháp cụ thể hóa nội dung của những kĩ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ: Kĩ năng sống tự tin : Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. Kĩ năng sống hợp tác: Qua học nhóm, hoạt động nhóm. Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của các em.. Ngoài ra, ở nhà trường giáo viên cần dạy học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy các em kĩ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi nhận dược sự giúp đỡ hay sự quan tâm của người khác đối với mình, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hay biết tự sắp sửa bàn ghế, dọn vệ sinh phòng học, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết trao đổi với bạn khi bạn làm việc chưa tốt, một cách tự giác,… hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, biết ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

3.4. Biện pháp xác định nhiệm vụ cơ bản và phân công trách nhiệm trong việc dạy học sinh kĩ năng sống, giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của học sinh, cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh. Vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Sau mối hành động nhỏ của trẻ GV cần động viên, khuyến khích trẻ để làm cho trẻ có động lực tự tin hơn.

3.5. Biện pháp giúp trẻ phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi bổ ích vui tươi, lành mạnh. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

3.6. Biện pháp tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ kĩ năng sống: khuyến khích học sinh tăng cường đọc sách, báo,…

IV. Kết luận

Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay, ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thì việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “Khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng sống vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh là cần thiết biết bao. Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kĩ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong các chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ. Vì vậy để trẻ thực hiện tốt KNS thì gv cần chú ý:

- Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn. Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời gian và cũng khộng cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho các em thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục.Việc tham gia ở mức độ nào không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của các em.

- Một số điều cần tránh: Không hạ thấp các em: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của học sinh. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nói những lời không hay đối với trẻ. Không làm mất niềm tin ở người lớn. Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em. Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức của học sinh.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Người đăng : Admin Đăng lúc : Tue 08 May 2018, 10:27 am Chuyên Mục :  :: Tài nguyên :: Chuyên đề
I.Thực trạng hiện nay:

Trong thực tế hiện nay kĩ năng sống của các em học sinh ở trường Tiểu học chưa thật tốt và nhiều hạn chế.Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến, có nhiều nguyên do ở cả giáo viên và học sinh. Ở bậc Tiểu học các môn học văn hóa nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Vì vậy, việc rèn kĩ năng sống ở bậc Tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.

II. Một số khó khăn khi thực hiện rèn luyện kĩ năng sống:

Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý –xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.

Từ những kiến thức cơ bản trong các môn học các em chưa vận dụng được vào thực tiễn một cách linh hoạt về các kĩ năng sống: về đạo đức, môi trường, tiết kiệm , An toàn giao thông cũng như cách ứng xử trong cuộc sống,…Ngoài ra, nhận thức về kĩ năng sống của các em đang còn máy móc cộng với sự nhắc nhở chưa thật đồng bộ giữa GVBM, GVCN và người lớn.

III. Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh:

3.1. Biện pháp nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kĩ năng sống: chương trình học chính khoá thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kĩ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kĩ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất.

3.2. Biện pháp xác định những kĩ năng sống cơ bản : vào thời gian đầu của năm học chính là những kĩ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp,... Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ.

3.3. Biện pháp cụ thể hóa nội dung của những kĩ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ: Kĩ năng sống tự tin : Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. Kĩ năng sống hợp tác: Qua học nhóm, hoạt động nhóm. Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của các em.. Ngoài ra, ở nhà trường giáo viên cần dạy học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy các em kĩ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi nhận dược sự giúp đỡ hay sự quan tâm của người khác đối với mình, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hay biết tự sắp sửa bàn ghế, dọn vệ sinh phòng học, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết trao đổi với bạn khi bạn làm việc chưa tốt, một cách tự giác,… hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, biết ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

3.4. Biện pháp xác định nhiệm vụ cơ bản và phân công trách nhiệm trong việc dạy học sinh kĩ năng sống, giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của học sinh, cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh. Vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Sau mối hành động nhỏ của trẻ GV cần động viên, khuyến khích trẻ để làm cho trẻ có động lực tự tin hơn.

3.5. Biện pháp giúp trẻ phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi bổ ích vui tươi, lành mạnh. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

3.6. Biện pháp tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ kĩ năng sống: khuyến khích học sinh tăng cường đọc sách, báo,…

IV. Kết luận

Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay, ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thì việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “Khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng sống vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh là cần thiết biết bao. Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kĩ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong các chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ. Vì vậy để trẻ thực hiện tốt KNS thì gv cần chú ý:

- Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn. Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời gian và cũng khộng cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho các em thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục.Việc tham gia ở mức độ nào không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của các em.

- Một số điều cần tránh: Không hạ thấp các em: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của học sinh. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nói những lời không hay đối với trẻ. Không làm mất niềm tin ở người lớn. Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em. Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức của học sinh.
Bài Cùng Chuyên Mục
Bình Luận
[